Saturday, 11 April 2009

Having a Happy Easter Day 2009









This time of year often brings to mind colored eggs, jellybeans, and bonnets. However, the true meaning of Easter lies in the atoning sacrifice of our redeemer, Jesus Christ.
Over two thousand years ago the only begotten Son of the Father gave His life for each one of us. He had the power to give His life because He also had the power to take it back as He explains in John 10:18, "No man take it from me, but I lay it down of myself. I have power to lay it down, and I have power to take it again. This commandment have I received of my Father." He freely chose to suffer the sins of the world.
The true sacrifice did not happen as the Savior hung upon the cross, but rather in the Garden of Gethsemane. In the garden Jesus did what no mortal could do; He took upon Himself every sin of all mankind. The pain was so intense and so exquisite that He bled from every pore. It is beyond the comprehension of our mortal minds how this was accomplished, but He, and He alone, truly atoned for each one of us.
We believe that only through His name may we be saved. "Neither is there salvation in any other; for there is none other name under heaven given among men, whereby we must be saved." (Acts 3:12) There is no other name under Heaven whereby we may be saved. We also believe that we must do more than merely accept Him as our Savior. We are each individually responsible for our acceptance or denial of His gospel. Acceptance of the gospel of Jesus Christ means we strive to become like Him and like our Father in Heaven. "Be ye therefore perfect, even as your Father which is in heaven is perfect." (Matthew 5:48) This means we keep all of His commandments and live our lives in accordance with His teachings. We will be judged according to our works. "And thus saith the Lord: They shall stand as a bright testimony against this people, at the judgment day; whereof they shall be judged, every man according to his works, whether they be good, or whether they be evil." (Mosiah 3:24) When we truly accept Him in our lives we make use of His sacrifice. When we deny His gospel we mock his ultimate gift.


Because of the atonement we will all be resurrected and saved from physical death. However, only those who come unto Christ and are truly born again can be saved from spiritual death. Only those who repent can enjoy the full effect of the atonement.
We further believe that after all we can do it is only through the grace of God that we can be saved. We must do our best to live the gospel, but even if we lived it perfectly we have no power to save ourselves. "Wherefore, my beloved brethren, reconcile yourselves to the will of God, and not to the will of the devil and the flesh; and remember, after ye are reconciled unto God, that it is only in and through the grace of God that ye are saved." (2 Nephi 10:24) Salvation comes as a free gift through the atonement of Jesus Christ.
At this time of year we should seek Him and His gospel. We should remember His sacrifice and how this one act makes it possible for us to return to our Heavenly Father. Amidst the celebration we should take a quiet moment to pour out our hearts in gratitude for Jesus Christ, our Savior and Redeemer.

Friday, 10 April 2009

TUẦN THÁNH 2009: NÀY LÀ NGƯỜI



“Này là người”

Đức Giêsu chịu đóng đinh là biểu tượng cho những gì nhân loại đã làm đối với sự lành. Chúng ta đã giết chết sự lành. Hoá ra không phải chúng ta sợ cái ác mà là sợ sự lành! Trong trình thuật thương khó theo thánh Gioan, Philatô đem Chúa Giêsu ra giới thiệu cho dân bằng những lời “Ecce homo – Này là người”. Không còn từ ngữ nào hơn để diễn tả con người và sứ vụ nghịch thường của chính Con Thiên Chúa.

“Này là người” – nơi Người nhân tính đã được hội nhập trọn vẹn đến nỗi Người đã làm người trọn vẹn và thực sự là mẫu mực cho mỗi người chúng ta, để ta biết sống thế nào cho trọn nghĩa con người và là thánh nhân đúng nghĩa.

“Này là người” – con người đã sống cho người khác, chữa lành cho họ, khôi phục họ và yêu thương họ cho đến chết.

“Này là người” – con người đã can đảm chọn phụ nữ làm môn đệ và bạn thân thiết trong thời đại của Người (thời mà người ta còn rẻ rúng phận đàn bà).

“Này là người” – con người đã tuyên bố rằng mình có mối liên hệ cá vị, duy nhất với Thiên Chúa của Israel, Đấng mà Người gọi là “Abba” (Cha ơi).

“Này là người” – con người đã đến trong thế giới này như đấng vô tội và tuyệt hảo, và chính nhân loại chúng ta đã giết chết ngài. Xét cho cùng, chúng ta huỷ diệt chính con người tuyệt hảo mà ta khao khát và yêu mến.

Ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc sống, ta đã bị sức mạnh tự tàn phá này làm cho ta thành tăm tối. Đó là tội lỗi đầu tiên, tội mù loà trước sự lành. Lại chẳng phải là một phần của điều mà ta gọi là tội nguyên tổ sao, nghĩa là năng lực nội tại trong xác thịt con người, năng lực tự tàn phá và căm ghét chính mình?
Và sự khôn ngoan của thập giá



Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta họp nhau như cộng đoàn Kitô hữu, cộng đoàn của Đấng được giới thiệu “Này là người” và cặp mắt ta dán vào Chúa Giêsu, Đấng đã mang lấy tất cả tội lỗi và khổ đau của ta trên vai Người, để ta cảm nghiệm được sự bình an và hoà giải với Đấng đã sai Người. Nếu ta không thực sự gặp gỡ và ôm lấy Con Người của thập giá, thì mọi nỗ lực của ta đều vô hiệu. Nỗ lực của ta có thành đạt hay không là tuỳ vào việc ta ôm lấy Chúa Giêsu và thập giá của Người mỗi ngày, để cho mầu nhiệm Vượt Qua biến đổi cuộc đời mình. Thập giá Chúa Giêsu dạy ta rằng điều vốn bị coi là đáng ghét và không đáng nhớ đã được biến đổi thành cái đẹp, niềm hi vọng và sự sống mới. Ước gì thập giá thực sự trở thành sự khôn ngoan của ta, nguồn đỡ nâng trong cơn dao động, nơi nương náu khi đối diện hiểm nguy, nguồn bảo vệ trong hành trình cuộc sống, cho đến khi Chúa đón ta vào ngôi nhà thiên quốc. Hãy tiếp tục bước đi mỗi ngày với dấu Thánh giá, và hãy nhớ ta đang thực sự làm gì và tuyên xưng gì khi làm dấu Thánh giá:

“Nhân danh Chúa Cha”
Ta đặt tay lên trán vì ý thức rằng
ta chẳng biết làm sao để xây dựng thế giới này cho công chính, bình an và hi vọng hơn.

“Nhân danh Chúa Con”
Ta chạm tay vào giữa thân mình,
đón nhận mọi sợ hãi và đau đớn phát sinh trong hành trình từ cõi chết đi vào cõi sống.

“Nhân danh Chúa Thánh Thần”
Ta ôm lấy trái tim để nhớ rằng từ trung tâm thập giá Chúa Giêsu,
trái tim bị tổn thương của Thiên Chúa có thể mang lại sự chữa lành và ơn cứu độ cho chúng ta.